Mrs Quế : 093 822 86 77
Mr Khánh : 091 662 72 92

Tour nội địa khách đoàn

028 22533 785

Mr Được: 0917 909 317

Mrs Quế: 0938 228 677

Mr Khánh: 0916 627 292

Tour nội địa khách lẻ:

Mr Hiếu: 0988 37 47 97

Tour nước ngoài

Mr Khang: 0903 999 782

Sự kiện - Mice

Mr Tuấn Anh: 0938 78 1289

Teambulding

Mr Huy: 0919 63 00 27

Vé máy bay

Mr Đức: 0903 35 10 55

Cho Thuê Xe

Mr Linh: 0932 756 786

Kế Toán

Ms Lý: 0906 376 739

IT

Mr Truong: 0968 999 805


adv-dulichphusi.vn
adv-dulichphusi.vn
Tìm kiếm

Chọn loại tour

      

Chọn khu vực

Chọn giá

Chọn số ngày

MÓN NGON ĐẶC SẢN THANH HÓA

22-04-2017

Món ăn đặc sản Thanh Hóa

Thanh Hóa có ẩm thực phong phú, bạn nên thưởng thức như nem chua, chè lam Phủ Quảng, dê núi đá, gà đồi, bánh gai Tứ Trụ, các món chế biến từ hến làng Giàng, bánh đa cầu Bố, mía đen Kim Tân, chim mía và hải sản.

Món Nem Thính – Nem Nướng – Nem chua: Nem chua là món ăn phổ biến ở Việt Nam, nhưng có lẽ vùng đất làm nên thứ nem chua giòn ngon, hấp dẫn hơn cả là xứ Thanh. Nem chua Thanh Hóa ngày nay đã có mặt ở khắp nơi, vậy mà ai về qua mảnh đất đầu miền Trung vẫn thường không quên mua nem chua về làm quà biếu tặng người thân.
Địa chỉ mua nem: Cơ sở Thắng Tuyến: 409 Lê Hoàn, phường Ba Đình, TP Thanh Hóa; Cơ sở nem Cương Dũng: 15 Tân An, phường Ngọc Trạo, TP Thanh Hóa.

Nem thính: Thịt làm nem thính không cần xay mà được thái thớ nhỏ, trộn bì lợn cán thành sợi và rất nhiều thính gạo.

Địa chỉ mua nem: Cơ sở nem nướng 62 Tô Vĩnh Diện, TP Thanh Hóa.

Nem nướng

Ngoài hai loại trên thì còn có nem nướng là đặc sản của người Thọ Xuân. Công thức làm nem nướng tương tự nhưng tỷ lệ thịt nạc lớn hơn nhiều. Ngoài ra, nem thường được cuốn lá ổi vì có tác dụng hút nước tốt, giúp nem lên men đúng độ. Nem gói xong xâu lại thành từng chùm với nhau rồi treo lên.
Địa chỉ mua nem: Cơ sở Nhung Phúc, làng Mía, Thọ Diên, Thọ Xuân, Thanh Hóa.

Bánh răng bừa

Người Thanh Hóa đặt tên cho chiếc bánh tẻ quê hương mình bằng cái tên rất đỗi kì lạ mà thân thuộc: bánh răng bừa. Bánh có tên như vậy bởi hình dáng thuôn dài,phần giữa hơi nhọn khiến nhiều người liên tưởng tới chiếc răng bừa nhà nông. Bánh có vị thơm thoang thoảng của bột tẻ và lá dong, lại đậm đà nhân thịt, mọc nhĩ; hương vị dân dã mà hết mực gần gũi.

Bánh nhè Thanh Hóa

Bánh nhè là món ăn không cầu kỳ, đậu xanh rất bùi, mật mía rất ngọt, thứ quà vặt rẻ tiền và bình dị đó đủ để lấp đầy những buổi chiều đói bụng và thèm một cái gì thật ngọt, thật mát.

Canh lá đắng

Canh đắng là đặc sản của đồng bào dân tộc Mường ở Ngọc Lặc, Thanh Hóa. Gọi tên là canh đắng bởi canh nấu từ lá đắng hay còn gọi là lá mật vịt. Lá đắng vốn là loại cây rừng, sau người dân biết là giống rau ngon nên mang về trồng tại vườn nhà. Chỉ những chiếc lá bánh tẻ mới đủ tiêu chuẩn nấu bát canh ngon.

Mắm cáy

Nếu mắm tôm, mắm tép, mắm ruốc đã là thử thách cho không ít người thì mắm cáy xứng đáng được xếp vào hàng “đệ nhất mùi”. Mắm cáy được làm từ con cáy, một loại giáp xác có hình dáng khá giống cua đồng nhưng nhỏ và tinh nhanh hơn.

 

Bánh đa Minh Châu

Không biết từ bao giờ, món bánh bình dị này đã trở thành đặc sản của đất Thanh Hóa. Với hương vị đặc trưng, được làm từ những con người cần cù, hiền hậu, chiếc bánh ẩn chứa nét văn hóa dân dã, khiến ai đã một lần thưởng thức đều không thể quên hương vị độc đáo ấy.

Cá rô Đầm Sét

Cá rô Đầm Sét (xã Xuân Thiên, Thọ Xuân, Thanh Hóa) là sản vật dân dã của xứ Thanh, ăn một lần khó có thể quên. Cá rô nơi đây chỉ to cỡ hai đầu ngón tay khép khít, màu phớt vàng như màu nghệ, tròn trịa, vẩy xanh bóng nhẫy. Cá rô rán hay nấu canh hương vị đều rất ngon, đặc biệt là cá rô rán vàng.

Bánh gai Tứ Trụ

Bánh gai Tứ Trụ hay bánh gai làng Mía là loại bánh đặc sản của làng Mía, xã Tứ Trụ nay thuộc xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Bánh gai thành phẩm phải mịn và thơm ngon, có vị dẻo thơm của lá gai và gạo nếp, hương thơm của dầu chuối, vị ngọt của mật mía, mùi thơm thanh dịu của đậu, vị béo ngậy của thịt, mùi thơm thoảng của vừng và hương vị tự nhiên của lá chuối khô. Cùng với cá rô Đầm Sét, bánh gai Tứ Trụ là đặc sản đáng tự hào của vùng đất Thọ Xuân.

Sâu măng – món ngon Mường Lát

Nhìn những con sâu măng ngọ nguậy trong chiếc giỏ xách của người phụ nữ dân tộc Mông, ít ai ngờ rằng, nó lại là nguyên liệu chế biến món đặc sản sâu măng xào – cái món ăn kỳ dị có giá đắt ngang với thịt bò loại 1 ở huyện miền núi, biên giới Mường Lát.

Măng đắng của người Thái

Mùa xuân mưa lắc rắc, người Thái ở Quan Sơn, Quan Hóa, Bá Thước của tỉnh Thanh chỉ cần vào rừng một lúc là mang về cả bồ măng. Mưa làm cho những búp non nhọn hoắt nhú lên khỏi mặt đất. Để măng lên cao, vị đắng sẽ loãng dần lên người hái măng chỉ chọn những búp dài bằng gang tay mang về luộc.

 

Nước mắm tép Hà Yên

Người làng Đình Trung (Hà Yên, Hà Trung, Thanh Hóa) thường đánh tép ở khúc sông Hoạt chảy qua vùng để chế biến món mắm tép và làm món quà dâng vua.

Tép đánh về được lọc kỹ không còn tạp chất, trộn lẫn 10 bát tép, 4 bát muối tinh rang kỹ, 2 bát thính với nhau rồi mang đi ủ. Lọ ủ mắm cũng phải qua sử dụng nhiều lần mới giữ được hương vị đậm đà, thơm ngon của mắm tép. Người xưa còn dùng giấy bản bịt miệng lọ rồi mang ủ trong tro bếp, chừng nửa năm sau mắm chín mới mang ra dùng.

Phi cầu Sài

Chuyện kể rằng, khoảng thế kỷ 16, bà Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Minh Thụy (người xã Văn Lộc, Hậu Lộc) là vợ vua Lê Trung Tông, đã giúp dân trùng tu cầu và chợ Phủ. Nhân dân nhớ ơn liền dâng lên bà món ngon của quê hương.

Phi tiến vua là loài phi sống ở cầu Sài, đoạn chảy qua sông Trà nối hai xã Thuần Lộc (Hậu Lộc) và Hoằng Xuyên (Hoằng Hóa). Vùng này nước lợ là môi trường tốt cho con phi (giống con trai) sinh sống. Ngày đó, những phụ nữ làng Sài chỉ chờ nước sông rút, bãi bồi lộ ra là cầm xăm sắt đào bới cả ngày. Từ ngày ngăn sông đắp đập, loài phi tiến vua nức tiếng một thời cũng biến mất ở cầu Sài.

Xem tất cả các bài cẩm nang du lịch

Tin cùng danh mục