Mrs Quế : 093 822 86 77
Mr Khánh : 091 662 72 92

Tour nội địa khách đoàn

028 22533 785

Mr Được: 0917 909 317

Mrs Quế: 0938 228 677

Mr Khánh: 0916 627 292

Tour nội địa khách lẻ:

Mr Hiếu: 0988 37 47 97

Tour nước ngoài

Mr Khang: 0903 999 782

Sự kiện - Mice

Mr Tuấn Anh: 0938 78 1289

Teambulding

Mr Huy: 0919 63 00 27

Vé máy bay

Mr Đức: 0903 35 10 55

Cho Thuê Xe

Mr Linh: 0932 756 786

Kế Toán

Ms Lý: 0906 376 739

IT

Mr Truong: 0968 999 805


adv-dulichphusi.vn
adv-dulichphusi.vn
Tìm kiếm

Chọn loại tour

      

Chọn khu vực

Chọn giá

Chọn số ngày

ĐẶC SẢN CAO BẰNG ĐẬM CHẤT NÚI RỪNG

22-04-2017

Nếu có dịp đi du lịch Cao Bằng quý khách sẽ được thưởng thức các nét ẩm thực đặc trưng của đồng bào Tày, Nùng. Những món đặc sản Cao Bằng được chế biến từ nguyên liệu của rừng có tên kỳ lạ, vừa kích thích tò mò vừa đem lại khoái cảm đặc biệt cho người thưởng thức.

Bánh áp chao

Bánh áp chao làm từ bột nếp và nhân thịt vịt là món ăn hàng được ưa thích khi trời miền cao trở lạnh. Khách ngồi quanh bếp than hồng, vừa xuýt xoa co ro, vừa nhìn đầu bếp thả từng chiếc bánh mới nặn vào chảo dầu đang sôi, thấy chúng phồng nhẹ lên, nghe xèo xèo và tỏa hương thơm lừng sẽ khó mà ngăn phản xạ của cơ thể nuốt nước bọt đánh “ực” một cái. Khi bánh chín vàng óng, sẽ được vớt ra cho ráo dầu rồi dọn chung với nước chấm chua ngọt, đu đủ xanh non thái chỉ và vài cọng húng lủi xanh thơm.

 

Bánh trứng kiến

Bánh trứng kiến có tên tiếng Tày là Péng Lăng Lay. Loại bánh này chỉ hay có vào thời gian sinh trưởng của kiến rừng, khoảng từ tháng 4, tháng 5 hàng năm. Phần khó nhất trong khâu làm bánh là tìm và lấy được trứng kiến. Phải là người có kinh nghiệm mới không lấy nhầm loại kiến độc gây nguy hiểm.

Trước kia, nhân bánh chỉ có trứng kiến nguyên chất, thêm hành phi, mỡ và muối nhưng dần dà nhu cầu tăng cao, người làm bánh bây giờ phải trộn thêm thịt bằm vào. Nhưng chỉ một chút li ti trứng kiến thôi cũng đủ để người ăn trải nghiệm cảm giác không đâu có được rồi.

Hạt dẻ Trùng Khánh

Khi nói về các sản vật quý của Cao Bằng ai cũng nhớ đến Hạt dẻ Trùng Khánh, đó là thứ quả ở Việt Nam duy nhất chỉ có ở Cao Bằng. Du khách nhớ đến hạt dẻ vì nó là loại quả có hương vị thơm ngon nhất; bùi ngậy nhất, dù bạn chế biến luộc, rang, sấy hoặc ninh với chân giò, thịt gà, hạt dẻ vẫn gũi được hương vị.

Quả có màu nâu đều, tròn trịa, hạt nhỏ nhất cũng bằng ngón chân cái. Tuy vậy, do đồng bào Tày, Nùng trồng theo lối quảng canh nên sản lượng không đáng kể. Ngay tại thị xã này ai có “cơ may” mới mua được đúng hạt dẻ Trùng Khánh, mà phải vào tháng Chín, tháng Mười hàng năm vì đây là mùa thu hoạch.

 Rau dạ hiến

Trong số những loại rau rừng vừa ăn ngon, vừa có tác dụng bổ trợ sức khỏe thì rau dạ hiến (còn có tên là phiéc yiển) là đặc biệt số 1. Dạ hiến còn được gọi là khau hương, bò khai, mùa xuân đến, chúng xanh sắc và non mơn mởn nhìn đã thấy ngon mắt, khi thưởng thức thì lại càng bị chinh phục.

Rau dạ hiến không ở nơi màu mỡ bình thường mà sinh trưởng trên núi đá. Có lẽ vì thế nên nó có vị khác lạ. Rau dạ hiến không thơm dịu mà thơm nồng, ngai ngái nhưng bùi béo và giòn khi xào tái. Có người ví rau dạ hiến có phần giống sầu riêng, người thích ăn thì dễ nghiện, nghiện rồi chẳng thể bỏ. Bởi vậy, chỉ là rau thôi nhưng du khách ghé Cao Bằng rất hay mang theo về làm quà.

Rau dạ hiến có thể chế biến thành nhiều món ăn như xào tỏi, xào mực, xào tôm, xào trứng, thịt bò, mì tôm, nấu canh, nhúng lẩu… mà món nào cũng đều có sức hút hết thảy. Những cọng rau cứ giòn giòn, ngòn ngọt, ngai ngái ngấm vào các nguyên liệu khiến người thưởng thức phải ngây ngất, khó quên.

 Vịt quay 7 vị Cao Bằng

Tỉnh Cao Bằng nước ta cũng có một món vịt quay mà khi ăn ai cũng phải tấm tắc đó là món vịt quay 7 vị. Gọi là món vịt quay 7 vị vì người Cao Bằng dùng đến 7 loại gia vị khác nhau để ướp món thịt vịt này.

Không phải như món vịt thông thường, để có món vịt quay Cao Bằng, ngay từ khâu chọn vịt đã rất công phu. Vịt cỏ không dùng được, ngược lại vịt quá to, nhiều mỡ cũng bị loại. Vịt vừa phải, chắc thịt, sáng lông, nặng khoảng 1,8 kg, 2 kg được làm sạch, mổ moi cho khéo rồi nhúng qua nước sôi làm săn thịt.


Quan trọng nhất là khâu ướp vịt. Mắm, muối hoà lẫn trong nước 7 vị (7 vị đó có lẽ là bí quyết riêng của người Tày sống ở miền đông tỉnh Cao Bằng, bởi chỉ cần đi sang miền Tây, món vịt đã không còn mang cái vị lạ hấp dẫn ấy nữa) rút từ từ vào bụng vịt để gia vị ngấm sâu vào từng thớ thịt. Một chiếc lạt tre dẻo, chẻ mỏng và chuốt nhọn đầu dựng làm kim, khâu bụng vịt, giữ cho nước không chảy ra ngoài.

 Xôi trám Cao Bằng

Cách làm món này đơn giản lại thơm ngon, bổ. Trám có hai loại: trám trắng và trám đen. Trám trắng thường dùng làm mứt, kẹo, đậu sị, ô mai, dùng chữa ho, viêm họng giải khát chữa say rượu; còn trám đen dùng làm món ăn kho, sốt với cá, đậu phụ, có vị đậm đặc riêng. Nhưng chỉ có trám đen mới dùng làm xôi trám.

Vào tháng tám, tháng chín âm lịch, người dân lên rừng hái quả. Trám nấu xôi chọn quả chín mọng, không bị sâu, hái về ngâm vào nước ấm khoảng 25 đến 30 độ C một lúc cho mềm (nước nóng hơn trám sẽ không mềm). Trám om rồi đem bóc vỏ đen, lấy phần thịt bỏ hột, rồi trộn với xôi đã đồ chín đảo thật đều, nhuyễn, xôi có mầu hồng tím là được.

Xôi trám làm đơn giản nhưng ăn rất bổ, thơm, bùi và béo ngậy. Nếu chưa có điều kiện làm xôi, khi thu hái về xử lý quả trám bằng nước ấm, bóc lấy phần thịt đem sấy khô đựng vào lọ ăn dần.

Xem tất cả các bài cẩm nang du lịch

Tin cùng danh mục